Valorant

Những hiểu nhầm về lớp nhân vật trong Valorant

Valorant, là một trong những tựa game lớn của nhà Riot. Game được đông đảo người chơi đón nhận, đặc biệt là các Fan cứng của dòng game FPS. Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt của nó, càng đông người chơi, thì mức độ toxic trong game cũng càng nhiều. Nào là Duelist sao không entry, Ini sao không thả đồ, hay là sentinel sao không setup đồ đi, vân vân và mây mây. Newbie thì ngày càng nhiều, mấy anh thượng đẳng, thì lại ngày càng thượng đẳng hơn 

Hôm nay, chúng ta sẽ làm rõ các vị trí, vai trò của từng lớp nhân vật. Cho các Newbie thì cải thiện kỹ năng, biết chơi rồi thì hiểu rõ hơn vai trò của mình, còn đồng chí nào thích làm bố thì toxic đúng chỗ hơn.

1. Các vai trò

1.1. Duelist – Đối đầu

Một vị trí mà ai cũng thích, ai cũng yêu, ai cũng thích tranh giành. Thế nhưng mà, không phải ai cũng có máu liều. Câu cửa miệng, của mấy bạn gặp Duelist bắn tệ là gì. “Duelist không biết Entry”, đúng không nào. Đúng, vai trò của người Đối đầu chính là entry site, nói thuần Việt hơn, thì là lao đầu vào chết trước.

Vì họ có đủ những kỹ năng để giao tranh, rất là bố láo xáo như flash, chạy hoặc bay thẳng vào, hoặc ném thẳng quả bom và bắn tên lửa vào địch. Thậm chị đặc vụ mới nhất Iso, còn có khả năng bành trướng lãnh địa, nhốt riêng 1 kẻ địch để đấu tay đôi. Thích Đối đầu thì cũng phải lựa thời cơ. Vào được là 1 chuyện, sống sót và báo cho đồng đội vào theo, lại là một chuyện khác. Bạn cần nắm bắt được thông tin địch. Ít nhất, phải nắm được 1 2 tên đang đứng ở đâu, nếu đủ khả năng, tiễn hắn về chầu trời luôn. Chưa kể đến trường hợp gặp khắc chế cứng.

Như Neon thích nhảy lò cò, nhưng gặp phải team toàn bẫy. Jett bay vào nhưng team bạn có thánh đặt bẫy trên không. Raze đang cầm tên lửa thì ăn ngay cái dao của Kay/O. Chính vì thế, nói việc chơi Duelist, là dành cho các thanh niên tay to, khám răng như bác sĩ, cũng không hề sai chút nào. Nhưng tay có to đến mấy, Mắt có đại bàng đến đâu, thì anh em cũng đâu phải là siêu nhân, quay vòng vòng là có mạng đâu. Vì thế, ta cần đồng đội, họ sẽ là người hỗ trợ chúng ta, trước khi ai đó, có ý định lao đầu vào mưa bom bão đạn. Đặc biệt là lớp ini. Nhưng mà khoan, hãy nói về một lớp nhân vật, trái ngược với Duelist trước nhá.

 

1.2. Sentinel-Hộ vệ

Một lớp nhân vật, trái ngược hoàn toàn với Duelist. Lớp học Hộ Vệ thường mang một lối chơi, phải gọi là bài này chill phết. Họ là những chuyên gia phòng thủ, mang một bộ kỹ năng thích nghe nhạc trap. Họ thường đóng vai trò thủ bom site. Khi ở bên phòng thủ, họ là bức tường kiên cố, ngăn chặn team địch chiếm đóng bom site. Thậm chí là lấy được thông tin, thông báo cho đồng đội. Và nếu setup xong mà không có ai thì…. đắp chăn đi ngủ.

Khi ở bên công, họ sẽ có cách để tránh flank, thủ site khi đã plant thành công. Setup đồ xong thì họ cũng… đắp chăn đi ngủ. Thôi đùa vậy chứ. Hộ vệ là một vai trò cực kỳ quan trọng, và họ không chỉ biết thủ đâu. Đôi khi, họ sẽ có cách để công site, sẽ khiến bạn cực kỳ bất ngờ đấy. À mà có một Sentinel rất đặc biệt.

1.3.Initiator – Khởi tranh

Là những đứa con lai, mang cả 2 dòng máu Duelist và Sentinel. Bạn không nghe nhầm đâu, 2 vai trò đối nghịch hoàn toàn, giờ đây lại về chung một vai trò. Vai trò Khởi tranh mang cả 2 thiên hướng, phòng thủ và tấn công toàn diện, tuy nhiên vẫn mang thiên hướng hỗ trợ hơn.

Họ thường là người mở giao tranh, sử dụng chiêu thức trước khi Duelist có thể lao vào. Dù họ không có kỹ năng lao vào như Duelist, nhưng họ có khả năng nắm bắt thông tin địch, ít nhất là có địch hay không.

Như chú chim của Skye, khi phát nổ trúng địch, cô sẽ thông báo cho ta biết. Hay E của Gekko, sẽ bắn về phía kẻ địch dính phải, chúng ta có thể dễ dàng thấy hướng bắn của nó. Hoặc đơn giản nhất là Recon E của Sova. Họ thậm chí có thể làm chậm, làm choáng, gây sát thương, hay dùng cả molly để cản trở và càn quét địch. Tưởng chừng như những chiêu thức đó, dùng để tấn công, nhưng họ cũng có thể dùng để phòng thủ, với hiệu quả không hề thua kém khi tấn công. Đây là một con bài, mang tính chiến thuật cao trong đội hình, không cần sử dụng quá nhiều não, chỉ cần sử dụng kỹ năng hợp lý, đúng thời điểm, là có thể tạo ra một cục diện bất ngờ, cho cả trận đấu rồi.

1.4.Controller – kiểm soát

Đầu não của cả đội hình, mặc dù đa số những người tay to sẽ là người có tiếng nói trong team, vậy nên ở mức rank thông thường duelist thường rất hay có tiếng nói. Thế nhưng thực chất, vai trò này cần những người sở hữu một cái đầu lạnh, di chuyển hợp lý và kiểm soát cục diện.

Bộ kỹ năng của vai trò Kiểm soát có một đặc điểm chung, là Smoker. Che chắn tầm nhìn, và quyết định vị trí nào cần chiếm đóng. Chỉ cần bạn sở hữu một bộ óc đủ to, bạn có thể kiểm soát cả bản đồ. Nếu có tố chất lãnh đạo, bạn sẽ biến thành con quái vật đúng nghĩa đen, mang trong mình khả năng, kiểm soát cả cục diện trận đấu. Thậm chí đóng cả những vai trò khác trong team. Bạn có thể chiến đấu như một Duelist với Omen. Sử dụng bộ não chiến thuật như một ini, hãy chơi Brimstone. Hay thủ site chắc chắn như một Sentinel với Viper.

 

2. Chơi theo cách của bạn

Như vậy, là chúng ta đã hiểu qua về nhiệm vụ, lối chơi của từng lớp nhân vật trong Valorant.

Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm chút kinh nghiệm về lối chơi và vai trò của mình trong team, cũng như bớt toxic lại. Khi đồng đội không biết làm gì, hãy sử dụng những gì bạn học được chỉ bảo cho họ nhẹ nhàng. Còn nếu bạn đã nhẹ mà họ không nghe, thậm chí kêu bạn shut up. Thì cái… E hèm.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *